Dường như Google nay đã “đủ lông đủ cánh” để tham gia cạnh tranh vào thị trường điện thoại của thế giới.
Điều đó nghe có vẻ lạ lùng phải không, nhất là khi có được ám chỉ đến chủ nhân của hệ điều hành phổ biến nhất thế giới - Android. Thế nhưng, điều ít người nhận ra đó là những thiết bị được tích hợp nền tảng đó đến từ hầu hết mọi tên tuổi các hãng sản xuất công nghệ, nhưng tuyệt nhiên không có Google.
Như chúng tôi đã đưa tin, cuối cùng Google cũng quyết định tung ra sản phẩm
điện thoại đầu tay của riêng mình. Nội dung bài báo trên cũng đề cập đến một công bố trước đó vào cuối mùa thu tuần trước trên The Information.
Đối với các tín đồ trung thành với nền tảng Android, đây quả thực là một tin vui “động trời”. Sau cùng thì Google cũng lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng fan hâm mộ, dự kiến cho ra mắt một thiết kế thỏa mãn mọi nhu cầu cũng như khắc phục những thiếu sót còn tồn tại trước đó như giao diện ứng dụng còn rườm rà, nhiều chức năng không cần thiết, và tình trạng cập nhật còn xảy ra nhiều lỗi.
Có thể bạn đang thắc mắc và hoài nghi về sự có mặt của dòng sản phẩm Nexus - đúng vậy, điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, những thiết kế và thành phần cấu tạo nên chiếc Nexus vẫn có sự can thiệp phần lớn đến từ các nhà sản xuất bên thứ ba như Samsung, LG hoặc Huawei. Đặc biệt, khi Google chấp nhận bắt tay hợp tác cùng những công ty này, họ đã phải đánh đổi đi nhiều quyền kiểm soát về cả thông số, thiết kế phần cứng lẫn phần mềm trên chiếc điện thoại.
Dù vậy, với vị thế là một ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới, Google hoàn toàn có khả năng tự làm chủ cuộc chơi, cho ra mắt những siêu phẩm hoàn thiện không kém gì những flagship nổi bật của Apple và Samsung. Thế nhưng, có một nhược điểm trong thiết kế của họ khiến không chỉ cá nhân tôi mà còn cả rất nhiều người dùng nữa liên tục phải phàn nàn: Tình trạng và khả năng cập nhật.
Nếu bạn muốn được trải nghiệm những tính năng tiện lợi và bảo mật mới nhất, hoặc là chấp nhận mua dòng sản phẩm Nexus, hoặc là bỏ thêm vài trăm đô để “lên đời” thành một chiếc điện thoại mới khác. Thực tế, một nguồn tin mới đây từ Bloomberg cũng ủng hộ quan điểm về sự yếu kém trong quản lý cập nhật của một số công ty phía sau Google trong công cuộc làm mới nền tảng điện thoại của họ.
Dần dần nó đã trở thành hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh” cho cả một hệ sinh thái những thiết bị Android. Các lập trình viên không còn mặn mà với công việc phát triển và cho ra mắt ứng dụng mới trên Android. Điều gì đến cũng phải đến: hậu quả nghiêm trọng về lỗ hổng bảo mật liên quan đến malware Stagefright xảy ra vào năm ngoái đã khiến gần một tỉ người dùng lâm vào nguy cơ bị lợi dụng bởi hacker.
Trái lại, Apple lại làm rất tốt trong khía cạnh này khi update sản phẩm độc tôn của họ định kỳ mỗi năm một lần, đảm bảo hầu hết mọi thiết bị trong tầm kiểm soát đều đủ điều kiện được tiếp xúc với những tính năng mới nhất. Như hệ điều hành iOS 10 thậm chí vẫn được đánh giá là mượt mà trên dòng iPhone 5 - một cái tên ra mắt đã được 4 năm. Tôi dám chắc với bạn là không có một chiếc smartphone 4 tuổi nào của Android mà nhận được đầy đủ bản cập nhật như vậy cả.
Nhìn chung, khó có thể tìm ra một phương pháp triệt để khắc phục sai lầm trên của Android, trừ khi Google ra tay can thiệp, tung ra một dòng
điện thoại dưới quyền kiểm soát của riêng mình. Tất nhiên, việc tạm thời chấm dứt mối quan hệ hợp tác sản xuất điện thoại với các hãng công nghệ khác cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến công ty, nhưng đối với cộng đồng người dùng trên toàn thế giới, đây quả thực là một quyết định đúng đắn hơn bao giờ hết.
Tham khảo: TechInsider
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét