Nút nguồn/nút khoá màn hình trên điện thoại là một trong những nút được bấm nhiều nhất, chính vì vậy cũng không ít người dùng lo ngại về tuổi thọ của nút bấm này.
Trong khi hầu hết các phím chức năng của smartphone hiện nay, chẳng hạn như phím Home, Back, Menu đều đã được “ảo hoá”, tức sử dụng phím ảo trên màn hình hoặc phím cảm ứng, thì nút Power (hay nút Khoá màn hình) và 2 phím tăng giảm âm lượng vẫn phải duy trì dưới hình thức phím vật lý.
Với nút Power, những nhiệm vụ mà nút này phải đảm nhiệm khiến nó khó mà thay đổi hình thức sang nút cảm ứng được. Không chỉ là bật/tắt màn hình, phím này còn có thể bật, tắt, reset máy, tức là phải duy trì hoạt động ngay cả khi cả bộ máy gặp trục trặc.
Nút nguồn trên một chiếc Sony Xperia được thiết kế hơi lồi ra và được bấm khá nhiều.
Với những người sử dụng điện thoại thường xuyên, có lẽ mỗi ngày chúng ta phải tắt và mở màn hình vài chục đến cả trăm lần. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của phím bấm. Đây cũng là nỗi lo của khá nhiều người khi mỗi lần bấm, chúng ta lại gần như “đẩy nó vào chỗ chết”, nhưng không thể không thực hiện việc đó.
Nỗi lo đó không phải là không có cơ sở, tuy vậy, chúng ta cần xem xét những điểm sau đây để xem, liệu có thực sự cần phải lo lắng về việc nút nguồn bị hỏng không:
Thứ nhất: Điều này hoàn toàn nằm trong tính toán của các nhà sản xuất. Như chúng ta đã thấy thì các tên tuổi lớn hiện nay đều khá chăm chút cho các sản phẩm của họ, từ cao cấp đến bình dân. Cấu hình mạnh, thiết kế đẹp, nhiều tính năng hay, vậy thì không có lý do gì để họ phá hỏng điều đó bằng một nút nguồn dễ bị hỏng cả.
Xác xuất xảy ra chuyện này có thể có, tuy nhiên cũng không nhiều, và nếu có xảy ra thì người dùng cũng sẽ nhận được những chính sách chăm sóc khác hàng tốt, việc thay thế nút nguồn không quá khó khăn.
Chúng ta từng ghi nhận nhiều trường hợp bị lỗi pin, lỗi màn hình, hay thậm chí là nút bấm dễ chóc sơn. Tuy nhiên việc kẹt nút hay liệt nút thì hầu như xảy ra rất ít.
Những chiếc điện thoại của các hãng lớn không dễ gì mà hỏng được nút nguồn.
Thứ hai: Có rất nhiều cách giảm tải cho phím nguồn, từ các ứng dụng sẵn có cho đến ứng dụng bên thứ 3.
Nút nguồn của smartphone có nhiều tác dụng, tuy nhiên tác dụng chính và được dùng nhiều nhất của chúng về cơ bản chỉ là khoá/mở khoá màn hình, đôi khi là bấm giữ để khởi động lại máy. Rất may là chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện điều này bằng các thao tác trên màn hình, với hầu hết các smartphone trên thị trường hiện nay.
Với iPhone:
Người dùng iPhone nói riêng và iOS nói chung có lẽ không xa lạ với AssistiveTouch (truy cập từ Cài đặt > Cài đặt chung > Trợ năng > AssistiveTouch). Trên màn hình sẽ xuất hiện một nút mờ chứa mọi thao tác với nút bấm ở đây. Bạn có thể khoá màn hình, tắt máy hay tăng giảm âm lượng,… mà không cần đến phím cứng.
Còn khi mở khoá màn hình, chúng ta vẫn phải bấm nút cứng, tuy nhiên đã có 2 lựa chọn là bấm nút Home hoặc bấm nút Power, vậy nên cũng không quá lo ngại.
Ngoài ra nếu đã jailbreak, chúng ta có thể tải về ứng dụng giúp bật màn hình mà chỉ cần gõ 2 lần.
Với các máy Android:
Có một chút đối nghịch với iOS. Đó là có khá nhiều hãng sản xuất điện thoại Android với cách thiết kế phần mềm và các tính năng khác nhau, và hầu hết họ đều cho phép chúng ta bật màn hình để mở khoá mà không cần đụng đến phím cứng. Tính năng này lần đầu xuất hiện trên điện thoại LG và được gọi là Knock-on, đến nay, hầu hết các hãng cũng đã trang bị cho sản phẩm của mình, có thể gọi là Double Tap hay Gõ 2 lần để mở khoá,… Samsung chưa trang bị tính năng này, tuy nhiên lại cho phép chúng ta vuốt tay vào mặt trước để mở khoá. Ngoài ra so với các hãng khác, Samsung trang bị tới 2 phím cứng để bật màn hình là phím Power và Home (nếu bạn để ý thì Sony, LG, HTC, Asus,… đã loại bỏ phím Home cứng và thay bằng phím cảm ứng).
Đó là cách mở màn hình, còn về phương pháp tắt, chẳng có gì khó khăn trong việc này đối với hệ điều hành mở như Android. Chúng ta có thể lên CH Play, tìm với từ khoá “Lock Screen” là đã có hàng tá phần mềm để lựa chọn. Trong số này, Screeen off and Lock là một trong những ứng dụng được đánh giá cao nhất.
Và như vậy, chúng ta cũng chẳng cần lo ngại đến nút nguồn cho điện thoại Android.
Với các máy Windows Phone:
Hầu hết trong số này là các máy Lumia, và ngay từ thời còn thuộc về Nokia, chúng đã được trang bị tính năng gõ 2 lần để mở màn hình (Truy cập từ: Cài đặt > Chạm > Đánh thức). Vậy là chúng ta có thể không cần bấm phím nguồn mà vẫn “đánh thức” được máy, ngoài ra, điều này cũng rất có ích đối với những chiếc máy to và cồng kềnh như Lumia 1520.
Còn nếu muốn tắt màn hình, chợ ứng dụng Windows Phone Market tuy không phong phú nhưng cũng có rất nhiều ứng dụng phục vụ việc khoá màn hình, bạn có thể tìm và cài đặt. Chúng ta cũng có thể ghim nút Khoá này ngay ra màn hình chính để sử dụng tiện lợi hơn.
Với BlackBerry 10:
Hệ điều khác lạ của Dâu đen thậm chí còn thông minh hơn, cho phép chúng ta mở khoá bằng cách vuốt từ cạnh dưới màn hình lên mà không cần đụng tới phím nguồn.
Đó là những cách giảm tải cho phím Power của máy, “giảm tải” chứ không hoàn toàn “thay thế”, tuy nhiên với sự giảm tải như vậy thì có lẽ mỗi ngày chúng ta thậm chí chỉ còn phải bấm nút này chưa đến 10 lần.
Thay thế phím nguồn trên iPhone cũng cực kỳ đơn giản.
Thứ ba: Chúng sinh ra để phục vụ người dùng.
Cũng giống như trường hợp pin của điện thoại hay laptop. Người viết từng chứng kiến khá nhiều bạn bè hay người thân xung quanh chăm chút cho viên pin trên máy của họ một cách thái quá, chẳng hạn như tháo pin laptop ra cất vì sợ dùng nhiều sẽ chai, hay nổi đoá với người khác
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét